VoyForums
[ Show ]
Support VoyForums
[ Shrink ]
VoyForums Announcement: Programming and providing support for this service has been a labor of love since 1997. We are one of the few services online who values our users' privacy, and have never sold your information. We have even fought hard to defend your privacy in legal cases; however, we've done it with almost no financial support -- paying out of pocket to continue providing the service. Due to the issues imposed on us by advertisers, we also stopped hosting most ads on the forums many years ago. We hope you appreciate our efforts.

Show your support by donating any amount. (Note: We are still technically a for-profit company, so your contribution is not tax-deductible.) PayPal Acct: Feedback:

Donate to VoyForums (PayPal):

Fri, April 19 2024, 7:21:49Login ] [ Main index ] [ Post a new message ] [ Search | Check update time | Archives: [1]2345 ]


[ Next Thread | Previous Thread | Next Message | Previous Message ]

Date Posted: 06:40:08 12/08/03 Mon
Author: LeThi
Subject: Cùng ǵn giữ và tôn vinh nghiệp Tổ

Cùng ǵn giữ và tôn vinh nghiệp Tổ
10:46' 17/11/2003 (GMT+7)


Nghĩa thầy tṛ luôn được tôn vinh bởi các thế hệ nghệ sĩ

(VietNamNet) - "Nghiệp Tổ" - đó là từ mà mỗi nghệ sĩ đều nhắc đến với sự trân trọng. Đời này truyền cho đời khác, các thế hệ thầy - tṛ nghệ sĩ nối tiếp làm nên cái "nghiệp" đầy ánh hào quang của đam mê, đầy cực nhọc của tâm sức. "Kiếp tằm nhả tơ" ấy man mác những suy tư...

NSND Phùng Há: Nhớ lắm những tháng ngày vui vẻ với học tṛ…



Nghệ sĩ nhân dân Phùng Há

Hơn 70 năm sống thăng trầm trong nhiều gánh hát, từ trước năm 1975, NSND Phùng Há đă cùng với NSND Năm Châu giảng dạy kỹ thuật biểu diễn ở Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ. Đó là những năm mà các gánh hát ở miền Nam bị o ép diễn những vở tuồng phản động chống cách mạng. Đi giảng dạy là con đường “an toàn” nhất và cũng là “chiến lược” đối với những người nghệ sĩ quyết không nhân nhượng trong chiến dịch phá hoại nền sân khấu truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời vẫn được sống trong môi trường lao động nghệ thuật và hơn thế nữa, vẫn giữ ǵn được sự tinh túy của nghề.



Không thể kể đă có bao nhiêu lớp nghệ sĩ từng thọ giáo cô Bảy Phùng Há, cũng không thể biết được cô Bảy đă đổ bao nhiêu công sức cho những hậu bối của ḿnh. Giảng đường cô đứng không chỉ ở các trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ (trước giải phóng), trường Trung cấp Trần Hữu Trang (thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang), trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật (số 5 Nam Quốc Cang), mà c̣n là sàn diễn – nơi cô đă lùi vào trong hậu trường để những học tṛ của ḿnh xuất hiện rực rỡ giữa sân khấu. Niềm tự hào của cô là đă không tiếc sức ḿnh trong công việc phát hiện, hướng dẫn và nâng đỡ những tài năng cho sân khấu cải lương… và những điều mà cô truyền thụ hôm nay đă được không ít học tṛ của cô truyền đạt lại cho những học tṛ của họ.



Đă mấy năm rồi, cô về sống trong khuôn viên của Chùa Nghệ Sĩ (quận G̣ Vấp, TP.HCM) cũng là mấy năm, dần dà, mọi người ít đến với cô hơn. Cô Bảy cười, giọng run run: “Học tṛ vẫn nhớ… nhưng có lẽ do công việc bộn bề, ai nấy lo mưu sinh, đường sá lại xa xôi”. C̣n hơn 5 tháng nữa cô tṛn 94 tuổi. Sức khỏe người già hay bất thường, sáng khỏe, chiều đau. “Những khi tôi bệnh nằm viện cũng c̣n có đứa tới thăm” , đó là một niềm an ủi lớn đối với cô khi tuổi già quay về sống ở một nơi xa trung tâm thành phố. Hơn 5 năm qua, NSND Phùng Há đă không c̣n dạy nữa, bởi sức khỏe của cô quá yếu. Tṛ chuyện mới thấy, trong giọng nói, cô dường như vẫn nhớ lắm những tháng ngày vui vẻ với học tṛ, đă xa…



NSƯT Viễn Châu: "Cứ cho việc chúng tôi làm là sứ mạng…"


Soạn giả - NSƯT Viễn Châu

Sân khấu cải lương ít có nhạc sĩ nào lại có nhiều tác phẩm sống lâu trong ḷng người mộ điệu như những tác phẩm của ông. Và dường như cũng không có nhạc sĩ nào có thể “đứng” ngang ông khi muốn so sánh những “chuyện t́nh” trong các bài ca cổ do ông sáng tác. Thật lạ, không hiểu nhờ cái ǵ mà ở tuổi 81, một nhạc sĩ, soạn giả như ông vẫn có thể viết đều tay và viết khỏe tất cả mọi dạng tuồng, cải lương từ bi đến hài, những bài vọng cổ mượt mà lắng đọng về t́nh yêu, t́nh mẹ, v.v… Cái tài hoa ấy, phải nói, thật hiếm hoi giữa thời này.



Những sáng tác của ông đă góp phần không nhỏ cho sự lên ngôi của một số giọng ca, thậm chí đă nâng bước chân người nghệ sĩ lên những nấc thang danh vọng. Có nhiều người không hẳn là học tṛ, được NSƯT Viễn Châu chỉ bảo, nhưng vẫn tự nhận là tṛ và gọi ông là thầy. Thế nhưng, qua báo chí, ông lại thẳng thắn cho rằng: “Tôi chỉ hướng dẫn và nâng đỡ thôi, đừng dùng tiếng “dạy”… Nhiều năm qua, hễ chợt nghe được một giọng ca hay, lạ là tôi rất mừng. Mặc dù tôi không chỉ dẫn cho ca vỡ ḷng, nhưng tôi thường chỉ về kỹ thuật xử lư. Tùy theo chất giọng của từng người mà hướng dẫn…". Với cách làm tâm huyết ấy, từ năm 1960 đến nay, ở cương vị Giám đốc kỹ thuật của một số hăng băng đĩa như Việt Hải, Hồng Hoa, Sóng Mới, Hồn Nước, Thăng Long, v.v… cũng như cộng tác cung cấp tuồng tích cho bốn, năm hăng băng đĩa khác, NSƯT Viễn Châu đă góp phần công sức không nhỏ đưa một số nghệ sĩ cải lương lên hàng tài danh như bây giờ.



Nhắc đến học tṛ của ḿnh, ông tâm sự: “Năm ngoái ở quán Nghệ sĩ có tổ chức mừng ngày này. Có người không phải đệ tử của tôi cũng nhớ ơn tôi chỉ v́ một bài ca nào đó. Họ mua hoa rồi hùn tiền tặng tôi. Thật sự tôi bất ngờ và xúc động lắm. Số tiền ấy tôi đă gửi tặng lại cho Viện Dưỡng lăo, các anh các chị nghệ sĩ trong đó cần nó hơn tôi… Cứ cho việc chúng tôi làm là sứ mạng. Người truyền nghề bằng cả tâm huyết, sức lực và có khi giúp đỡ cả tiền bạc (như cô Phùng Há), c̣n tôi moi tim nặn óc để viết những bài ca cổ nâng giọng hát nghệ sĩ bay cao, xa tận nước ngoài. Niềm vui của chúng tôi chính là thành quả của những người mà chúng tôi đă từng nâng đỡ…”.



Nghệ sĩ Quế Trân: "Trên hết là t́nh cảm của ba..."


Nghệ sĩ Quế Trân

"Từ nhỏ, Trân đă có niềm đam mê với bộ môn sân khấu truyền thống của gia đ́nh. Nó như mang một thần lực vô h́nh cuốn hút Trân với những mơ ước. Năm lên 9 tuổi, niềm ước ao của Trân đă thành sự thật… Trân đă được diễn chung với ba, với các cô chú trong đại gia đ́nh bầu Thắng – Minh Tơ: vở “Trảm Trịnh Ân”. Lúc đó, cảm giác ḿnh nhỏ bé biết bao nhưng lại được sự quan tâm và lo lắng của ba, mẹ qua từng lời ca non nớt; từng nét diễn ngây thơ... Đó là lúc Trân thương ba mẹ hơn bao giờ hết, v́ Trân biết ba mẹ luôn mong Trân là lớp kế thừa sự nghiệp nghệ thuật của ḍng họ bên cạnh các anh, chị Xuân Trúc, Ngọc Trinh, Trinh Trinh, Tú Sương… Vai diễn Trịnh Ấn này chính là bước ngoặt đầu đời giúp cho gia đ́nh yên tâm hơn và Trân được tự tin hơn khi “làm quen” với thế giới sân khấu muôn màu, muôn vẻ…



Trân đă có dịp diễn rất nhiều vai, từ nhỏ đến lớn, từ đào thương đến đào vơ… Nhưng có lẽ bất ngờ và ấn tượng nhất với Trân là vai độc mùi: Thiên Kiều công chúa. Không thể lường được bao nhiêu công sức, trí lực mà ba Trân đă xây dựng cho nhân vật này; cũng không nhớ bao lần Trân phải khóc, có lẽ v́ t́nh cảm của Trân với nhân vật và cũng v́ sự tiếp thu chậm khiến ba buồn cũng như chưa hài ḷng. Ba luôn dạy Trân: “Xem cái hay của người khác để rồi nghiên cứu t́m ra cái hay cho ḿnh chứ không phải bắt chước rập khuôn”. Trân hiểu được cái cơ bản mà người diễn viên cần phải rèn luyện. Mặt khác, Trân hiểu được trọng trách của ḿnh đối với ḍng họ nên cần phải nỗ lực, phấn đấu, đầu tư nhiều cho vai diễn. Nếu không có ba th́ không có Thiên Kiều công chúa – Quế Trân như ngày hôm nay. Nếu không có ba, mẹ đă nghiêm khắc, đă giảng dạy cho Trân hiểu sự cần thiết của kiến thức văn hóa th́ Trân sẽ không có niềm hạnh phúc bên giải Triển vọng Trần Hữu Trang năm 1999.



Nh́n ba luôn tâm huyết với nghề, (mỗi khi bước ra sân khấu như có nguồn sinh lực thần kỳ giúp ba quên đau đớn của căn bệnh thấp khớp), Trân càng thương và tôn kính ba nhiều hơn. Trân thật sự hạnh phúc khi được sinh ra là một thành viên trong gia đ́nh bầu Thắng – Minh Tơ. Trân càng tự nhủ phải học hỏi, rèn luyện không ngừng để không phụ ḷng gia đ́nh, ḍng họ, các thầy và niềm tin yêu của quư vị khán giả".



Nghệ sĩ Ngọc Huyền: "Không ai biết rơ khả năng của học tṛ ḿnh bằng những người thầy"


Nghệ sĩ Ngọc Huyền

"Thầy của Huyền là nữ NSND Phùng Há, là nhạc sĩ Út Trong, nghệ sĩ Bạch Mai… Mỗi người thầy là một “kho báu” luôn mở rộng cửa để Huyền tự t́m “báu vật” cho ḿnh. Thật khó mà kể hết những kỷ niệm cũng như nói ra những suy nghĩ của ḿnh về những người thầy, bởi đối với Huyền, ngôn ngữ dường như không đủ sức để diễn tả…



Riêng với nghệ sĩ Bạch Mai, Huyền có một kỷ niệm rất đáng nhớ. Khi cô Bạch Mai muốn giao vai Phi Giao (vở “Xử án Phi Giao”) cho Huyền đóng, đọc kịch bản mẹ Huyền sợ quá và không cho Huyền nhận vai diễn này. Mẹ sợ Phi Giao là một vai độc sẽ làm ảnh hưởng đến t́nh cảm của khán giả dành cho Huyền. Đồng thời mẹ lại cứ mơ hồ sợ sệt khi thấy Phi Giao là bất hiếu tử và quá độc địa. Thế là cô Bạch Mai giận Huyền. Giận hẳn suốt ba tháng liền. Huyền đă sống những ngày căng thẳng v́ vừa thuyết phục mẹ, xin mẹ cho Huyền thử sức cũng như trấn an mẹ về những nỗi lo mà theo Huyền không thể nào thành sự thật, mặt khác Huyền nài nỉ xin cô Bạch Mai cho Huyền được diễn… Cuối cùng cô cũng bằng ḷng. Nhưng Huyền biết trong ḷng cô vẫn c̣n chút ǵ đó “lợn cợn”, không hài ḷng. Mặc dù c̣n giận nhưng khi bắt đầu tập tuồng, cô đă chỉ dạy hết ḿnh cho Huyền, như giữa hai thầy tṛ chưa từng xảy ra chuyện ǵ cả. Cô cũng đổ mồ hôi, cũng nhọc nhằn với từng chi tiết để dạy cho Huyền vào vai thật tốt. Đó là một đức tính rất quư của cô, khiến Huyền phải nể phục. Và đáp lại tấm chân t́nh của ấy, Huyền đă gác bỏ mọi việc, lao vào chuyện tập tuồng để vai Phi Giao thật nhuyễn, thật sự trở thành một vai diễn mới lạ.



Khi vở tuồng ra mắt, thật mừng là Huyền đă không phụ ḷng tin tưởng của cô. Thấy cô hài ḷng, Huyền cũng rất hănh diện. Chính nhờ cô, mà như một người nào đó đă nói – Huyền qua vai Phi Giao đă bật mở được tiềm năng ẩn giấu – một khả năng thể hiện vai độc sắc sảo, khiến người ta rùng ḿnh trước cái ác.



Nhắc lại kỷ niệm này Huyền mới càng thấy rằng: không ai biết rơ khả năng của học tṛ ḿnh bằng những người thầy, nhất là những người thầy nghệ thuật. Nếu như ngày ấy cô Bạch Mai quyết định giao vai Phi Giao cho một nghệ sĩ trẻ khác th́ có lẽ Ngọc Huyền đă không có cơ hội để được thử thách. Vai diễn Phi Giao đối với Huyền giống như một lần được cô Bạch Mai đưa tay kéo lên một bậc thang nghệ thuật…".



Nghệ sĩ Hồng Nga: "Cái nghề hát này lâu nay đă không t́m được những người thầy như thế..."


Nghệ sĩ Hồng Nga

"Tôi học ca năm 13 tuổi. Thầy của tôi là ông Tám Đen – một nhạc sĩ tài tử cùng xóm. Thời đó đến quận 4, đường Tôn Đản, hỏi ông Tám Đen ai ai cũng biết. Rơ ràng ông cũng có tiếng lắm. Ông là người rất nghiêm khắc nhưng tôi đă học được từ ông 6 câu vọng cổ, 3 Nam, 6 Bắc, 7 Oán một cách đàng hoàng.



Ông nhận thấy hơi ca của tôi “ngon” nên hết ḷng dẫn dắt. Vậy mà tôi vẫn thường đau điếng v́ bị “ăn” cái cần đờn của ông mỗi khi tôi ca trật nhịp, sai lời. Ông dạy ca mà thương tôi như con nên không bao lâu nhận luôn tôi làm con nuôi. Sau tôi, c̣n vài em khác tới ông để học ca nữa, nhưng không ai bám nghề được lâu như tôi. Ông đă dẫn tôi đi ca ở giải trí trường. Ấn tượng đầu tiên về nghề ca hát rất mănh liệt, thôi thúc tôi nhất định phải đi măi con đường của Tổ nghiệp.



Năm tôi hơn 14 tuổi, ông gửi tôi vô vơ đoàn Hằng Xuân - An Phước, nhưng đến năm gần 16 tuổi tôi mới kư được hợp đồng đi hát đầu tiên trong đời với đoàn Thống Nhất. Từ đó về sau, hễ đi hát ở đâu, mỗi năm tôi đều về thăm ông như thăm người cha ruột của ḿnh.



Tôi là người vô tâm nên không bao giờ để ư đến thời cuộc. Ông có nghề kinh doanh, thầu tàu bốc xếp nhưng h́nh như có theo cách mạng. V́ nhiều khi bị tảo thanh, ông phải trốn hoặc lập một gánh hát để che mắt bọn mật vụ… Tôi th́ cứ hồn nhiên đi hát rồi về thăm ông. Lắm khi chẳng phụ giúp ông được ǵ mà c̣n “báo cô” ông phải giúp đỡ tôi thêm những khi tôi hát xướng không có tiền mà bên cạnh tôi luôn có bầy con nhỏ dại. Cái nghề hát này lâu nay đă không t́m được những người thầy như thế...".



Nghệ sĩ Diệu Hiền: "Thầy của tôi là ông Hoàng Nô, thầy đờn của gánh hát Hoa Sen".


Nghệ sĩ Diệu Hiền

"Tôi học ca nhanh nhưng bản tánh lười biếng và mê… đá banh hơn mê học. Tôi chỉ nghĩ đơn giản: lên sân khấu ca mấy câu vọng cổ là được rồi, cần ǵ phải học nhiều. V́ thế, tôi chỉ dốc ḷng học ca vọng cổ. Học 4 buổi, tôi đă ca được 6 câu vọng cổ. Bản 3 Nam tôi cũng ca được nhưng thầy dạy tới bản 6 Bắc khó ca quá, tôi ngán ngẩm và t́m cách… trốn học. Thấy mặt tôi, thầy kêu xách đờn ra cho thầy dạy, tôi gian trá gỡ ngay cái trục đờn giấu đi và cung kính đưa đờn cho thầy. Thấy mất cái trục đờn, thầy kêu tôi đi kiếm th́ tôi đă… “lặn” mất tiêu, phóng nhanh ra băi chơi đá banh với mấy anh hậu đài.



Biết tánh tôi ham chơi lại ương bướng, thầy phải dùng cách “ngon ngọt” để buộc tôi học: “Con ráng thuộc bản Nặng t́nh xưa, thầy sẽ mua cho con đôi guốc”. Bản Phụng Hoàng khó hơn th́ thầy lại bảo: “Làm sao ca được bản Phụng Hoàng, thầy sẽ mua cho con bộ đồ xẩm”. Sau này tôi thấy ngày đó sao tôi quá ngu ngốc, nếu như thầy không hết ḷng v́ tôi th́ tôi đă không mở được cánh cửa bước đến tương lai.



Kể từ ngày đó, thầy đă luôn ở bên tôi trên mỗi chặng đường tôi đi. Khi tôi đă thành danh, thầy vẫn đờn cho tôi ca. Từ gánh hát Hoa Sen, tôi qua đoàn Thống Nhất, đoàn Kim Chung… thầy đều ở bên cạnh tôi. Thầy tôi không phải là tay “Tổ” trong làng đờn, nhưng nghĩ đến công lao trời biển mà thầy đă dành cho tôi, hễ về bất cứ đoàn nào, tôi cũng đều ra điều kiện với ông bầu: “Lương của tôi, ông trả sao cũng được, nhưng thầy của tôi phải được đờn chánh”… Thầy tôi luôn dạy tôi hai chữ "đạo nghề". Người nghệ sĩ cũng giống như tín đồ của nghệ thuật, phải sùng kính và đam mê, giữ nghề bằng tất cả tấm ḷng, tâm huyết của ḿnh th́ mới đi trọn được con đường nghệ thuật. Chữ "đạo" thầy dạy tôi không chỉ là ḷng tôn thờ với nghề mà c̣n là tấm ḷng nghệ sĩ đối với nhau.



Thầy tôi đă đi xa… Cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n lập bàn thờ của thầy ngay trong căn nhà tôi đang ở. Mỗi sáng, tôi đều thắp hương cho thầy. Một ly cà phê đen không đường, như ư thích của thầy ngày xưa: sáng thức dậy phải có một ly cà phê đen không đường th́ mới làm việc được".

Trần Nguyễn

[ Next Thread | Previous Thread | Next Message | Previous Message ]

Post a message:
This forum requires an account to post.
[ Create Account ]
[ Login ]

Forum timezone: GMT-8
VF Version: 3.00b, ConfDB:
Before posting please read our privacy policy.
VoyForums(tm) is a Free Service from Voyager Info-Systems.
Copyright © 1998-2019 Voyager Info-Systems. All Rights Reserved.