Author:
CHXH Cho^m Chi?a VN
|
[
Next Thread |
Previous Thread |
Next Message |
Previous Message
]
Date Posted: 22:28:27 02/18/08 Mon
Từ Nhà Tù Thực Dân Anh Đến Nhà Tù Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ( I )
Việt Dương
Tâm Thức Việt Nam
February 18, 2008
Ôi! Đất nước sa cơ.
Phùng Cung
Nhân đọc cuốn tiểu sử “Nehru: A Political Life” của Judith M. Brown, chúng tôi xin ghi lại đây ít điều về nhà tù của chế độ thực dân Anh qua đời tù của Nehru, và nhân đó so sánh với nhà tù của chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam .
I. Nhà tù thực dân Anh
Sau vụ lính Anh bắn chết 400 người dân Ấn trong cuộc biểu t́nh chống một đạo luật cấm dân Ấn chống chính quyền Anh tại công viên Jallianwalla Bagh (1919), luật sư Jawaharlal Nehru và cha ông là luật sư Motilal Nehru nhận ra sự tàn bạo của đế quốc Anh. Từ đó hai người từ bỏ nếp sống Anh, và trở thành những người tiền phong trong phong trào đấu tranh bất bạo động do Mohandas Gandhi đề xướng. V́ thế từ năm 1920 đến 1947, là năm Đế quốc Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, Nehru đă tham dự hầu hết những chiến dịch phản kháng chống lại những đạo luật áp chế của thực dân Anh và đă bị kết án tù nhiều lần với những bản án tù dài ngắn khác nhau. Trong thời gian 27 năm đó, ông đă bị tù tất cả là 10 năm. Sau đây là đời tù của Nehru:
1. Những án tù:
Cuối năm 1921 Jawaharlal Nehru bị tù lần đầu và được phóng thích tháng 3 năm 1922. Tới tháng 5, ông tham dự việc làm hàng rào cản bán y phục ngoại quốc ở Allahabad và bị kết án tù trở lại.
Trong phong trào chống luật muối năm 1930, Nehru bị tù tại nhà tù Naini, Allahabad và được tha tháng 10 năm 1930.
Trong chiến dịch vận động đ̣i độc lập, ông bị bắt lại ngày 19 tháng 10 năm 1930 và án tù này chỉ dài 3 tháng 5 ngày.
Rồi sau đó cũng trong những chiến dịch đấu tranh đ̣i độc lập từ 1931 tới 1941 ông bị bắt hai lần với 5 năm tù. Cuối cùng là bản án 3 năm từ 1942 tới 1945.
2. Đời sống trong tù
Theo luật của chính quyền Anh chính trị phạm được giam phân cách với tù h́nh sự và được đối xử tốt hơn, nên từ án tù đầu tiên đến án tù cuối cùng, Nehru đă có thể làm được những việc sau:
Tập thể dục: Nehru cố gắng giữ sức khỏe trong tù qua việc tập thể dục bằng cách chạy ở đâu có thể chạy, chơi bóng chuyền nếu có đủ bạn tù chính trị, kéo nước từ giếng và tập thở. Là thành viên của phong trào Gandhi, tẩy chay vải, y phục ngoại quốc, ông đă đem theo guồng quay sợi (spinning-wheel) và mỗi ngày ông đă quay chỉ bông trong khoảng từ 2 tới 4 giờ. Trong lần tù đầu tiên, chỉ trong một tháng, ông đă quay 92 giờ và sản xuất 9394 yards sợi bông.
Trong năm 1934, ông đă đi bộ khoảng 6 miles một ngày trong khuôn viên nhà tù Alipur.
Ở những nhà tù cho phép làm vườn, ông có thêm một việc nữa là làm đất trồng hoa. Chẳng hạn như ở nhà tù Dehra Dun , ông đă biến một phần sân nhà tù thành vườn hoa với sự trợ giúp của giám thị và những người bạn tù.
Ngoài việc làm vườn, ông đă cố gắng giữ thành tích quay sợi, v́ thế chỉ trong 9 tháng ở Dehra Dun, ông đă quay được 112.500 yards sợi bông.
Đọc sách: Ngay thời tù lần đầu, Nehru đă trở về với đời sống trí thức và đọc nhiều. Ông nhận được 130 cuốn và nhiều tạp chí định kỳ, hầu hết bằng tiếng Anh, chỉ một ít bằng tiếng Hindi, bao gồm những sách về lịch sử Ấn Độ, Âu châu, chính trị mới, những bộ sách lớn về thơ nước Anh gồm Wordworth, Shelly, Byron và Tennyson, kịch Shakespeare, tiểu luận của Tolstoy, tác phẩm của Ruskin và tác phẩm Decline and Fall của Gibbon.
Ở nhà tù Naini, Allahabad năm 1930, ông chỉ được phép giữ 6 cuốn một lần. Sự hạn chế này gặp rắc rối đối với những bộ sách nhiều tập, nhưng giám thị đă giải quyết cho phép ông gửi những cuốn khác trong văn pḥng giám thị. Và ở đây ông đă đọc khoảng 40 cuốn gồm một số sách tiếng Pháp, kịch Shakespeare. 2 tập World Crisis 1916-18 của Churchill, 2 tập Decline of the West của Spenglers, một cuốn về Quốc Dân Đảng và Cách Mạng Trung Hoa.
Ở nhà tù Dehra Dun từ 1934 đến 1935, ông đọc 188 cuốn, trung b́nh từ 15 tới 20 cuốn trong một tháng. Phần lớn là sách lịch sử và chính trị, trong đó có một cuốn về kế hoạch phát triển ngũ niên thứ nh́ của Liên Bang Sô Viết. Ngoài sách chính trị, ông cũng đọc những vở kịch hiện đại, một số lớn tác phẩm cổ điển như War and Peace của Tolstoy, một số văn chương nhẹ hơn gồm những tác phẩm của P.G Wodehouse và Alice Throu the Looking Glass của Lewis Caroll, và tập tiểu thuyết Ấn Độ mới Untouchable của Raj Anand. Số sách này, một phần ông đă bắt gặp ở thư viện nhà tù, c̣n phần lớn do gia đ́nh và bạn bè gửi hay đem đến.
Viết sách: Trong thời gian ở tù, ngoài việc đọc sách, Nehru c̣n viết mấy tác phẩm có giá trị lớn:
Năm 1933, xuất bản “Wither India ?” tuyển tập những bài viết trong tù đă đăng báo.
Năm 1935 xuất bản “Glimpses of World History”, tuyển tập những bức thư viết cho con gái là Indira Gandhi.
Từ năm 1934 tới 1935, viết Autobiography: Toward Freedom. Tác phẩm này được viết, theo như ở Lời Tựa, là để tiêu khiển trong tù, đồng thời duyệt lại những biến cố ở Ấn Độ để ông có thể nhận định rơ về những biến cố này, và từ đó có thể đánh giá về sự phát triển trí năo của ḿnh. Sách được xuất bản ở Luân Đôn năm 1936 và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt ở Anh cũng như ở Ấn.
Trong án tù dài nhất từ tháng 8-1942 tới tháng 6-1945, ông đă viết tác phẩm quan trọng nhất là The Discovery of India, gồm 1000 trang viết tay, bàn về nhiều vấn đề như: Lịch sử Ấn Độ, phong trào quốc gia và kinh nghiệm chính trị của Ấn trong thế chiến thứ nh́, tôn giáo và khoa học, bản chất cốt tủy của Ấn và dân Ấn, tương lai của văn hóa và chính thể Ấn Độ…
3. Sau những án tù
Năm 1923, măn hạn tù, Nehru trở lại hoạt động trong tổ chức Indian National Congress và được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Thành Phố Allahabad. Đến cuối năm 1925, theo lời khuyên của bác sĩ Anh Spawson và mấy bác sĩ Ấn, ông đă đưa vợ ông là bà Kamala, bị bệnh phổi, sang Thụy Sĩ chữa trị và đă ở lại Âu Châu gần 2 năm. Trong thời gian này ông đă có dịp tham dự nhiều sinh hoạt chính trị ở Geneva và đă nghiêng về tư tưởng chính trị tả phái khi ông đại diện National Congress tham dự Nghị Hội Brussels tháng 2-1927, một Nghị Hội chống lại chủ nghĩa đế quốc và áp bức thuộc địa. Ở đây, ông đă gặp nhiều đại diện của những quốc gia đă nhận diện ảnh hưởng của chủ nghĩa đế quốc Âu Châu ở Mỹ La Tinh, Trung Đông, Châu Phi , Đông Nam Á và Trung Hoa. Sau đó ông có dịp đi thăm Moscow cùng với cha ông, luật sư Motilal, đă đến Nga từ Ấn. Hai cha con ông được mời dự lễ kỷ niệm đệ thập chu niên cách mạng Nga, xem tŕnh diễn ở nhà hát Bolshoi, coi phim về cách mạng, thăm nhà tù và bộ giáo dục cùng xác ướp của Lenin ở điện Kremlin.
Trở về nước cuối năm 1927, Nehru hy vọng đi vào đời sống nông thôn để thử nghiệm tổ chức nông thôn và t́m cách đi vào tinh thần của nông dân Ấn. Nhưng ông lại bị cuốn vào hoạt động chính trị của National Congress và tháng 7-1929 được bầu làm chủ tịch Congress. Việc đầu tiên của ông ở chức vụ chủ tịch là đưa ra nghị quyết đ̣i một nền độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ trên phương thức đấu tranh bất bạo động.
4. Tù nhân với cái chết của thân nhân
Tháng 4-1930, hai cha con Nehru bị bắt trong phong trào chống đạo luật độc quyền làm muối của chính quyền Anh và cùng bị giam tại nhà tù Naini. Tới tháng 9, Motilal bị bệnh nặng được chuyển tới Mussoorie để chữa bệnh, rồi sau đó được phóng thích. Vào cuối tháng giêng năm 1931, Motilal trở bệnh và bệnh t́nh nguy kịch, nên Nehru được tha để về phục dịch cha ông vào lúc lâm chung.
Năm 1935, bệnh phổi của bà Kamala lại tái phát nặng và bà được con gái là Indira Gandhi đưa sang Lausanne , Thụy Sĩ để chữa trị. Nhưng lần này bà đă không qua khỏi và mất ngày 28-2-1936. Cũng như lần trước đối với cha, lần này Nehru cũng đă được ra khỏi nhà tù Naini trước thời hạn để bay qua Thụy sĩ, kịp thời có mặt bên cạnh Kamala trước khi bà nhắm mắt.
5. Thăm chính trị phạm
Đời tù của Nehru liên hệ nhiều đến Mohandas Gandhi nên xin kể thêm một chuyện thăm Gandhi ở nhà tù Poona trong tác phẩm “Indira Gandhi: Daughter of India” của Dommermuth Costa:
Vào tháng 8-1932, Mohandas Gandhi đă ở tù 10 tháng tại nhà tù Poona . Việc đi tù của ông đă trở thành b́nh thường v́ ông liên tục bày tỏ và đấu tranh cho một chân lư: Ấn Độ Của Người Ấn Độ. Từ xác tín này, ông đă dùng mọi cơ hội để nói lên quan điểm của ḿnh và làm mọi cách, ngay cả hy sinh thân ḿnh để bắt người Anh phải nghe điều ông nói. Và từ đó mà ông bị án tù liên tục. Tháng 9-1932, chính quyền Anh ban hành đạo luật Communal Award qui định những ghế đại biểu được dành riêng và qui định những cộng đồng tôn giáo gồm Hindus, Sikhs, Christians và Muslims chỉ có thể bầu cho người cùng tôn giáo để đại diện họ trong Viện Lập Pháp. Gandhi thấy đây là một thứ luật người Anh vận dụng để tạo thêm sự chia rẽ trong xă hội Ấn Độ. V́ thế từ trong nhà tù ông tuyên bố là sẽ tuyệt thực cho tới chết nếu chính quyền không thay đổi đạo luật.
Từ nhà tù, Nehru viết thư cho con gái là Indira biết việc Gandhi tuyệt thực và nói lên nỗi buồn và sợ là ông có thể mất người chỉ đạo, người thầy tâm linh, cùng sự bất lực của ông khi thấy ḿnh không thể làm ǵ. Do đó, Indira quyết định tự ḿnh hành động. Cô tập họp bạn ở trường, nói về t́nh trạng của Gandhi và đám trẻ đă tổ chức tuyệt thực một ngày, từ sáng hôm trước đến sáng hôm sau để nói lên sự đồng ḷng với việc tuyệt thực của Gandhi.
Sau đó Indira đă quyết định cùng với 3 chị em họ đi thăm Gandhi v́ nhà tù giam Gandhi chỉ cách trường vài dặm. Khi tới nhà tù, Indira nói với người gác, cô là con gái của Nehru và xin được thăm Gandhi. Giám thị nhà tù ngạc nhiên, nhưng đă vui vẻ dẫn mấy chị em vào trại tù. Trong pḥng giam, cô đă ngồi trên nền nhà với Gandhi và báo cho ông biết việc tuyệt thực của học sinh và thưa với ông là tất cả đă cầu nguyện cho ông. Gandhi rất vui trước việc tới thăm của mấy chị em Indira và những nỗ lực của học sinh trường Poona . Bốn ngày sau, Gandhi chấm dứt tuyệt thực v́ chính quyền, dưới áp lực của dân Ấn, đă rút lại phần lớn những điều khoản trong đạo luật đă gây ra sự phản kháng.
II. Nhà tù Xă hội chủ nghĩa Việt Nam
Việt Nam dưới chế độ xă hội chủ nghĩa có nhiều nhà tù, có lẽ tỉnh và thành phố nào cũng có nhà tù. Ở đây xin đi theo mấy tù nhân chính trị vừa mới bị kết án tù để biết qua về nhà tù giam những vị này.
1. Đi theo linh mục Nguyễn Văn Lư
Linh mục Nguyễn Văn Lư bị kết án 8 năm tù tại ṭa án Huế ngày 30-3-2007, và bị đưa ra nhà tù Ba Sao, Nam Hà. Trước đây, từ 2001 đến 2005, cha Lư đă ở trại tù này. Hiện tại cha Lư bị nhốt tại một khu nhà có 4 pḥng, giờ chỉ có ḿnh cha, trong một khuôn viên khoảng 400m2. Cha Lư bị cấm liên lạc thư từ, không được giữ một cây bút, một mảnh giấy. Đến Cuốn sách kinh nhật tụng, cha luôn mang theo để đọc mỗi ngày, trại cũng tịch thu.
Ngày 5-9-2007, cha Lư được linh mục Phêrô Trần Văn Quư, thành viên Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Huế và Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên, và linh mục Phanxicô Xavie Hồ Văn Uyển, quản lư Nhà Chung Tổng Giáo Phận Huế, đến thăm và việc gặp mặt đă diễn ra như sau theo diễn đàn Tự Do Thông Tin Ngôn Luận Việt Nam online:
“Trong pḥng thăm gặp có một bàn h́nh chữ nhật, hai vị linh mục khách ngồi một bên, bên kia là cha Lư và một cán bộ trại giam, trong góc có một cán bộ khác ngồi ghi chép mọi lời trao đổi, trên tường hai camara quay từ đầu đến cuối mọi lời nói cử chỉ, đang khi đó bên ngoài có hai công an khác đi qua đi lại canh giữ. Chỉ đến gần cuối buổi, khi cha Lư xin cha Uyển ban phép cáo giải (xưng tội và tha tội) th́ các cán bộ mới dạt ra xa một chút”.
Ngày 12-10-2007, bà Nguyễn thị Hiếu cùng cô Minh, em họ của linh mục Nguyễn Văn Lư, từ Đồng Nai và Thừa Thiên đă đến thăm cha Lư. Sau đây xin trích mẩu đối thoại giữa cha Lư và bà Hiếu từ diễn đàn Tự Do Thông Tin Ngôn Luận:
- Chú có biết, bà Hiếu buột miệng, là h́nh chú bị bịt miệng đă bay khắp thế giới không?
- Em có biết, biết rất rơ. Em đă dự đoán t́nh huống ấy nên trong báo Tự Do Ngôn Luận do em và mấy cha bạn làm, ngay từ số 2 đă có h́nh một người bị bịt miệng và bịt mắt. Đó là bản chất của chế độ này. Và em là bằng chứng. Nhưng họ làm thế chỉ hữu hiệu với ai sợ họ, c̣n đối với ai không sợ th́ việc đó vô ích. Đúng là vẫn c̣n nhiều người sợ họ, cụ thể là không dám nhận tờ Tự Do Ngôn Luận do chúng em phát hành. Tuy nhiên, tờ báo đó vẫn phổ biến khắp cả Việt Nam, từ Lạng Sơn, Hà Nội vào tới Sóc Trang, Cần Thơ.
Ông Triết, ông Dũng mới rồi ra ngoại quốc, nói với thế giới là tại Việt Nam không có tù nhân chính trị! Sao mà không có? Bằng chứng là Nguyễn Văn Lư này đây, là nhiều chiến sĩ dân chủ khác đang bị giam khắp cả Việt Nam đây. Em sẽ ở măi trong tù cho đến khi nhà nước công nhận là họ có giam giữ tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm.
- Các Đức Giám Mục đang họp tại Hà Nội, chú có biết không?
- Thôi đừng nhắc tới các ngài nữa. Các ngài cứ làm việc của các ngài, cứ theo lương tâm và trách nhiệm mục tử mà làm. Nhân đây xin nhắc lại chuyện là hai cha hôm nọ (cha Quư và cha Uyển) đến thăm em mà khơi khơi mang một chai rượu lễ và một bao bánh lễ, rồi khơi khơi thông báo với trại. Trong tù ai mà cho uống rượu, nên trại đă giữ lại mà không cho em nhận. Em có nói với ông Nam đây là hôm nay hăy trả lại chai rượu nho ấy để chị mang về mà sao chẳng thấy ông ấy mang ra (cán bộ Nam ngồi im lặng).
- Chắc cha Quư nghĩ ḿnh là thành viên Hội Đồng Nhân Dân nên có thế giá, sẽ được nể nang.
- Hừ! Nhà nước này có nể nang ai đâu. Lại càng không nể nang những ai theo họ, làm việc cho họ, thỏa hiệp với họ. Có nể trọng chăng là nể trọng những người dám đương đầu với họ thôi.
- Chú vẫn nhận được quà gia đ́nh gửi qua bưu điện chứ? Gia đ́nh hỏi thế là v́ không thấy chú hồi âm. Từ ngày chú đi ở tù lần này, gia đ́nh chỉ nhận được một lá thư.
- Em vẫn nhận được quà gia đ́nh gởi qua bưu điện, và lần nào cũng xin trại cho giấy và mượn bút để hồi âm, nhưng không hiểu sao thư chẳng tới. Có thêm chuyện nữa, sao gia đ́nh chỉ đề trên quà là “Gởi ông/anh Nguyễn Văn Lư” mà không đề là “Gởi linh mục Nguyễn Văn Lư”.
- Đề như thế, bưu điện nó đâu có cho gởi, nó đâu có chuyển. Nhà nước ta đâu có giam giữ các nhà tu hành! À, trại đă cho chú nhận sách nguyện để đọc kinh chưa?
- Chưa. Giấy bút c̣n chưa cho giữ, huống chi là sách nguyện. Họ chỉ cho đọc báo Pháp Luật mà gia đ́nh đă gởi thôi. V́ em vẫn trong t́nh trạng biệt giam hoàn toàn. Pḥng th́ có lót gạch men lại, để khoe với phái đoàn nào đó sẽ đến thăm. Nhưng tới giờ vẫn chưa thấy ai cả.
2. Đi theo luật sư Lê Thị Công Nhân
Trong phiên ṭa phúc thẩm xử vụ án h́nh sự “tuyên truyền chống nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” tại Ṭa Án Nhân Dân Hà Nội ngày 27-11-2007, luật sư Lê Thị Công Nhân được giảm án 1 năm tù, c̣n 3 năm (Bản án sơ thẩm ngày 11-5-07 là 4 năm) và được đưa trở lại trại tạm giam ở Hà Nội. Tại đây, ngày 27-12 Công Nhân đă tuyệt thực để phản đối chính sách đối xử cũng như điều kiện ăn ở trong trại giam. Đến ngày 3-1-08, Công Nhân đă được chuyển từ Hà Nội tới trại số 5 ở Thanh Hóa. Bà Trần Thị Lệ, mẹ của luật sư Công Nhân, qua cuộc phỏng vấn của đài RFA, đă cho biết một số điều về đời sống trong tù của Công Nhân như sau:
1. Công Nhân đă tuyệt thực v́ 2 lư do: Thứ nhất là ở trại giam có nhiều người bị tiêu chảy do thức ăn không bảo đảm vệ sinh, nên cô không ăn. Thứ nh́ là v́ sau phiên ṭa phúc thẩm, những phạm nhân cùng pḥng với Công Nhân gồm 38 người được quản giáo kêu từng người đi làm việc, rồi hẳn là theo lệnh quản giáo nên đă t́m cách hạ nhục để trấn áp tinh thần Công Nhân bằng cách chửi bới Công Nhân là đồ phản động, phản quốc cùng nhiều lời lẽ khác.
Sang trại số 5, Công Nhân vẫn tuyệt thực, v́ ở đây Ban Giám Thị trại đă tịch thu cuốn kinh thánh do Ủy Ban Quốc Tế Hoa Kỳ Về Tự do Tôn Giáo tặng Công Nhân trong lần thăm Công nhân trong nhà tù hồi tháng 10-07, với sự đồng ư của ông Nguyễn Văn Hưởng, Thứ trưởng Bộ Công An đi cùng với phái đoàn. Tới ngày 7-1, theo lời khuyên của mẹ, Công Nhân mới ngưng tuyệt thực.
2. T́nh trạng ăn ở trong trại K4/5:
- Về thực phẩm, ngày được 2 bữa cơm, thức ăn chỉ có canh rau, một tuần được vài miếng thịt.
- Về chỗ ở, pḥng giam 60 người, mỗi người được một khoảng diện tích bề ngang 80cm, bề dài 220cm.
- Trại K4, là trại nhốt tù nữ, chỉ có một cái giếng sâu tới mấy chục mét, lại không có pḥng tắm. Ai cần tắm th́ ra giếng, kéo nước lên tắm ở ngoài trời.
3. Nói thêm về nhà tù Hỏa Ḷ:
XIN XEM TIE^'P PHA^`N ( II )
[
Next Thread |
Previous Thread |
Next Message |
Previous Message
]
|